HBCĐQ8: Trừ thời gian qua đêm của “chiến binh” với cuộc đua tính vận tốc.
27/02/2020

HBCĐQ8: Trừ thời gian qua đêm của “chiến binh” với cuộc đua tính vận tốc.

HBCĐQ8: Trừ thời gian qua đêm của “chiến binh” với cuộc đua tính vận tốc.

GIẢI ĐUA BỒ CÂU BÌNH ĐỊNH – SÀI GÒN (430 Km) – Ngày 01.6.2014.

- Dự báo thời tiết cho biết: mặt trời mọc: 5:30, mặt trời lặn: 18:10. Các “chiến binh” cất cánh: 6:30 ngày 01.6.2014 tại ga xe lửa Diêu Trì (13.807430, 109.143870)

1) “Chiến binh” của căn cứ X có tọa độ (10.939865, 106.868370) tại vòng xoay Tam Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai. Cự ly thực tế từ điểm cất cánh về căn cứ là 403,1353 km.
2) “Chiến binh” của căn cứ Y có tọa độ (10.741372, 106.618366) tại bến xe Miền Tây, huyện Bình Chánh, tp HCM. Cự ly thực tế từ điểm cất cánh về căn cứ là 437,3233 km.

- Hạ cánh:
1) “Chiến binh” của căn cứ X hạ cánh lúc 18:10 cùng ngày.
2) “Chiến binh” của căn cứ Y hạ cánh lúc 5:15 ngày 02.6.2014.

- Kết quả:
A) Theo như cách tính thông thường không trừ thời gian qua đêm:
- “Chiến binh” của căn cứ X có thời gian bay: 11:40:00 và đạt vận tốc trung bình: 34,5544 km/h.
- “Chiến binh” của căn cứ Y có thời gian bay: 22:45:00 và đạt vận tốc trung bình: 19,2230 km/h.

B) Theo cách tính trừ thời gian qua đêm: (xem bảng kết quả)

- Như vậy, với cách tính trừ thời gian qua đêm: “chiến binh” của căn cứ Y (mặc dầu hạ cánh ngày hôm sau) vẫn có vị trí xếp hạng cao hơn “chiến binh” từ căn cứ X, thứ tự xếp hạng có sự thay đổi so với cách tính thông thường không trừ thời gian qua đêm, đây chính là điểm ưu việt của cách xác định vị trí thứ hạng của “chiến binh” khi áp dụng cách tính vận tốc trung bình: nhắn tin sau vẫn còn giải thưởng để nhận.

Chúng ta sẽ có suy nghĩ gì với bảng kết quả trên và cách tính nào sẽ tạo sự công bằng cho các căn cứ tham dự cuộc đua hơn?

- Căn cứ Y xa hơn căn cứ X khoảng 34 km so với điểm cất cánh. Trong khi “chiến binh” X hạ cánh lúc 18:10 ngày 01.6, thì trong cùng thời điểm này hoặc sớm hơn từ 10-20’, “chiến binh” Y cũng đã có mặt tại khu vực thuộc địa phận thành phố HCM (quận 9, quận 2), nhưng khi cố gắng bay về đến khu vực quận 5, Chợ Lớn (từ 18:25-18:30, còn cách căn cứ khoảng 4-5 km) thì trời đã tối hẳn, không thể bay tiếp được và buộc phải dừng lại, sáng ngày hôm sau tiếp tục bay và đã có mặt tại căn cứ với thời điểm hạ cánh như trên (5:15:00). Do đó, nếu “chiến binh” Y vào thời điểm từ 18:00 – 18:30 ngày 1.6 mà không có mặt trong khu vực tp HCM thì chắc chắn không thể nào có mặt tại căn cứ ở bến xe Miền Tây (huyện Bình Chánh) lúc 5:15 ngày 2.6 được.


Ngoài ra, mời các anh em cùng tham khảo giải đua bồ câu THIÊN TÂN – HỒ BẮC 1.000 Km, tổ chức ngày 22.5.2014 tại China. Kết quả cuộc đua này được bạn Chấn_PG (thành viên của BTC Hội bồ câu Sài Gòn, thành viên ban quản trị diễn đàn bocauvietnam.com) cung cấp. Thay mặt cho các anh em chơi bồ câu đua xin cảm ơn bạn Chấn_PG đã cung cấp cho anh em thêm tài liệu bổ ích và quý giá về cách tính vận tốc trung bình có trừ thời gian qua đêm của một tổ chức đua bồ câu uy tín tại China để chúng ta, là những người đi sau, có cơ hội cùng nhau tham khảo, học hỏi và làm theo.

Trích lược bài viết, anh em xem chi tiết cụ thể TẠI ĐÂY.
Giải Thiên Tân - Hồ Bắc 1000 Km bao gồm Hiệp hội Thiên Tân có 2930 chiến binh tham gia, Hiệp hội Hồ Bắc có 972 chiến binh tham gia.

Đúng 5 giờ 22 phút ngày 22/05/2014 các chiến binh của Hiệp hội 2 thành phố trên đã được tung bay trên bầu trời chuẩn bị cho chuyến bay gian khổ trong thời tiết nắng nóng. Đến chiều cùng ngày vẫn chưa có thông tin chiến binh của 2 Hiệp hội báo tin hạ cánh, giải thưởng 100.000 vẫn còn đó và chưa ai lấy đi. Và ngày thứ hai của giải đua cũng đã gần hết buổi sáng thì chiến binh mang mã kiềng 201102521186 của ông Vương Lương thuộc hiệp hội Thiên Tân bất ngờ hạ cánh lúc 11 giờ 24 phút 25 giây, khoảng cách thực tế từ địa điểm thả đến căn cứ của ông là 972.66000 Km, chiến binh này bay với vận tốc là 778.2837 mét/phút.

Chiến binh thứ 2 của ông Thái Hồng Tiệp mang mã kiềng 201202217450 cán đích lúc 12 giờ 39 phút 55 giây với khoảng cách thực tế là 970.97500 Km, vận tốc bay là 732.8574 mét/phút.

Chiến binh thứ 3 của ông Đổng Quang Khuê với mã kiềng 201102531148 cũng đã hạ cánh lúc 13 giờ 20 phút 32 giây với khoảng cách thực tế là 965.65600 Km, vận tốc bay là 707.164 mét/phút.

Còn về hiệp hội Hồ Bắc thì chiến binh đầu tiên cán đích mang mã kiềng 09-033088 của ông Chúc Thần Quân hạ cánh lúc 16:13:58 với khoảng cách thực tế là 978.873 Km, vận tốc bay là 644.8580 mét/phút.

Chiến binh thứ 2 của ông Tăng Quảng Đào mang mã kiềng 12-026492 cán đích với thời gian 10:30:54 vào ngày 24/05/2014 với khoảng cách thực tế là 978.949 Km với vận tốc bay 474.3200 mét/phút.

Chiến binh của ông Lâm Thạch Sanh mang mã kiềng 12-122493 cán đích ngày 25/04/2014 lúc 08:28:38 với khoảng cách thực tế là 977.105 Km, vận tốc bay là 345.1895 mét/phút.


Chọn ngẫu nhiên kết quả của “chiến binh” xếp thứ 2 và thứ 3, chúng ta thấy gì với kết quả này?

- “Chiến binh” của ông Thái Hồng Tiệp (xếp thứ 2) có cự ly 970,9750 km: cất cánh: 5:22:00 ngày 22.5, hạ cánh: 12:39:55 ngày 23.5  thời gian bay hết 31:17:55. Theo bảng kết quả cho biết thì “chiến binh” này có vận tốc 732.8574 m/p ~ 43,971 km/h.

- Như vậy, với vận tốc 43,971 km/h thì “chiến binh” này bay trong 31:17:55 sẽ có cự ly khoảng 1,365 km, vượt xa so với cự ly thực tế mà BTC thông báo, chỉ có 970,975 km.
- Do đó, “chiến binh” này không thể bay 31:17:55 được mà chỉ bay hết 22:04:55 với thời gian trừ qua đêm là 9:13:00. Tại sao tôi có được những con số này? Mặc dầu BTC không đưa ra bảng kết quả cụ thể nhưng chúng ta vẫn thấy được các con số đó như sau: với vận tốc 43,971 km/h cho cự ly 970,975 km  ta có thời gian bay thực tế là 22:04:55. Vì vậy, thời gian của”chiến binh” này từ lúc cất cánh cho đến khi hạ cánh là 31:17:55 và thời gian bay thực tế là 22:04:55 (để có được vận tốc 43,971 km/h) thì đương nhiên thời gian qua đêm sẽ là 9:13:00. Anh em cứ kiểm tra lại nhé!.

Tương tự, chúng ta xem “chiến binh” thứ 3 của ông Đổng Quang Khuê (xếp thứ 3) có cự ly 965,656 km: cất cánh: 5:22:00 ngày 22.5, hạ cánh: 13:20:32 ngày 23.5  thời gian bay hết 31:58:32. Theo bảng kết quả cho biết thì “chiến binh” này có vận tốc 707.1640 m/p ~ 42,429 km/h.
- Như vậy, với vận tốc 42,429 km/h thì “chiến binh” này bay trong 31:58:32 sẽ có cự ly khoảng 1,300 km, vượt xa so với cự ly thực tế mà BTC thông báo, chỉ có 965,656 km.
- Do đó, “chiến binh” này không thể bay 31:58:32 được mà chỉ bay hết 22:45:32 cho cự ly đã được BTC thông báo, và trừ thời gian qua đêm cũng là 9:13:00. Vì vậy, thời gian của”chiến binh” này từ lúc cất cánh cho đến khi hạ cánh là 31:58:32 và thời gian bay thực tế là 22:45:32 (để có được vận tốc 42,492 km/h) thì đương nhiên thời gian qua đêm sẽ là 9:13:00. Anh em cũng tiếp tục kiểm tra.

Như vậy, BTC cuộc đua Thiên Tân – Hồ Bắc cũng đã áp dụng qui tắc trừ thời gian qua đêm cho giải đua để xác định chính xác vận tốc bay của “chiến binh” và đem lại sự công bằng nhất định cho các căn cứ tham dự giải đua.

Công thức tính thời gian đêm được áp dụng như sau:

Thời gian đêm = (từ lúc mặt trời lặn cho đến mặt trời mọc ngày hôm sau) – X
(với X = 0,1 hoặc 2 tùy theo các mùa trong năm)

- Xem giải đua Bình Định – Sài Gòn ngày 1.6.2014 - MT mọc: 5:30 – MT lặn: 18:10, BTC chọn X = 1,  Thời gian đêm là: từ 18:10 đến 5:30 - 1 = 11:20 – 1:00 = 10:20:00

- Xem giải đua Thiên Tân – Hồ Bắc ngày 22.5.2014 - MT mọc: 5:23 – MT lặn: 18:10, BTC chọn X = 2,  Thời gian đêm là: từ 18:10 đến 5:23 - 2 = 11:13 – 2:00 = 9:13:00.

Một lần nữa, cảm ơn Chấn_PG đã cung cấp cho anh em xem kết quả một giải đua bồ câu tại một quốc gia nổi tiếng về chơi chim bồ câu đua mà BTC đã áp dụng phương thức trừ thời gian qua đêm cho các “chiến binh’ tham dự, điều này rất bổ ích đối với chúng ta hiện nay để cùng tham khảo, học hỏi và làm theo vì thực hiện được như vậy mới xác định chính xác vận tốc bay thực của “chiến binh” và đem lại sự công bằng nhất định cho các căn cứ tham dự giải đua.

 

Nguồn: bocauvietnam.com

popup

Số lượng:

Tổng tiền: